Tim đập nhanh sau bữa ăn, cảnh báo 4 vấn đề về sức khỏe

05/2021 | 2570 |
0 Đánh giá

Tim đập nhanh sau bữa ăn, cảnh báo 4 vấn đề về sức khỏe

Tim có thể đập nhanh sau khi ăn quá no, ăn nhiều chất béo. Thế nhưng triệu chứng này còn xuất phát từ nhiều bệnh lý nguy hiểm, bạn cần lưu ý.

1. Các vấn đề về tiêu hóa

tim-dap-nhanh-sau-bua-an-canh-bao-4-van-de-ve-suc-khoe-1

Tiêu thụ nhiều thực phẩm 1 lúc cũng có thể là lý do làm tim đập nhanh. Cơ thể buộc phải tăng lượng máu chảy nhiều hơn cho việc tiêu hóa. Kết quả là trái tim đập rất mạnh để cung cấp đủ lượng máu cần thiết. Tim sẽ cứ đập rất mạnh vào khoảng 25-40 phút hoặc cả một giờ sau bữa ăn lớn.

Một bữa ăn chứa nhiều calo rỗng hoặc đường nhiều quá mức cũng là nguyên nhân khiến tim phải hoạt động nhanh hơn bình thường. Vì để cơ thể tiêu thụ lượng đường lớn, tuyến tụy phóng thích ra nhiều insulin; đôi khi sinh ra quá nhiều insulin làm giảm mức đường trong máu. Lượng đường trong máu thấp dẫn đến việc giải phóng adrenaline làm tim đập nhanh hơn.

2. Bệnh tim mạch và một số bệnh lý khác

tim-dap-nhanh-sau-bua-an-canh-bao-4-van-de-ve-suc-khoe-2

Nhịp tim tăng sau bữa ăn cũng có thể liên quan đến sức khỏe tim mạch. Bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim (rung nhĩ, rung thất, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất, ngoại tâm thu), thiếu máu cơ tim, xơ vữa động mạch hay bệnh lý ngoài tim như cường giáp basedow, thiếu máu, hạ kali máu, trào ngược dạ dày thực quản… có thể làm rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh kèm theo các triệu chứng hồi hộp, hụt hẫng, đánh trống ngực…

Xem thêm: 

4 tác hại không ngờ của thói quen ngủ nướng

3. Phản ứng dị ứng

Một số đồ ăn, đồ uống nhất định cũng có thể gây ra các phản ứng dị ứng, trong đó có triệu chứng tim đập nhanh. Tốt hơn hết, để phòng ngừa tim đập nhanh sau khi ăn, bạn nên chú ý hơn tới các món mình ăn hàng ngày, xác định các món ăn mình bị dị ứng và tránh tiêu thụ chúng.

4. Thiếu máu trầm trọng

tim-dap-nhanh-sau-bua-an-canh-bao-4-van-de-ve-suc-khoe-3

Thiếu máu cũng có thể khiến tim đập nhanh hơn sau bữa ăn, người bị thiếu máu nặng trong cuộc sống hàng ngày rất dễ bị rối loạn nhịp tim, thiếu oxy, tim đập nhanh. Vì vậy, khuyến nghị những người này nên ăn nhiều thịt đỏ, gan, thực phẩm chứa sắt, hoặc dùng một số loại thuốc bồi bổ khí huyết, tăng cường sinh lực cho lá lách và dạ dày để điều trị có thể làm giảm hiệu quả hiện tượng tim đập nhanh do thiếu máu trầm trọng gây ra.

Đây là những lý do phổ biến khiến nhịp tim tăng sau bữa ăn, trong cuộc sống, ngoài việc tích cực quan sát sức khỏe, bạn cũng phải hình thành thói quen sinh hoạt và ăn uống tốt, đặc biệt là trong thời gian có dịch, chú ý hơn đến tình trạng thể chất.

Biện pháp khắc phục nhịp tim nhanh sau ăn

tim-dap-nhanh-sau-bua-an-canh-bao-4-van-de-ve-suc-khoe-4

Trong một vài trường hợp, nhịp tim nhanh hơn bình thường là phản ứng tự nhiên khi ăn xong. Dưới đây là một vài mẹo nhỏ để bạn có thể thử và bình thường hóa lại nhịp tim của mình:

- Hãy tìm những thực phẩm làm tim bạn đập nhanh và loại bỏ nó khỏi thực đơn của mình.

- Cẩn thận nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt. Tránh ăn quá nhiều so với mức cần thiết. Các bữa ăn nhỏ thường xuyên cũng làm giảm chứng đầy bụng và làm chậm nhịp tim lại.

- Không nên chạy, nằm, đi bộ… ngay sau bữa ăn.

- Nếu bạn thường xuyên phải chịu áp lực căng thẳng, nên áp dụng những bài tập yoga, ngồi thiền và hít thở sâu có thể giúp bạn giảm tình trạng tim đập nhanh.

- Nằm nghiêng bên trái khi ngủ vì điều này cải thiện tiêu hóa.

- Thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Xem thêm: 

Chăm sóc sức khỏe

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ciracle Việt Nam

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email:Ciraclevietnam@gmail.com

FanpageCiracle Việt Nam Official @ Ciracle


(*) Xem thêm

Bình luận