Các bài tập chữa suy giản tĩnh mạch cho dân văn phòng

12/2020 | 1128 |
0 Đánh giá

Các bài tập chữa suy giản tĩnh mạch cho dân văn phòng

Suy giãn tĩnh mạch là căn bệnh ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt ở dân văn phòng. Chúng gây nên nhiều biến chứng khó có thể vãn hồi. Để chấm dứt hoàn toàn tình trạng này, bên cạnh tuân theo các liệu trình điều trị, người bệnh cần kết hợp với việc tập luyện hằng ngày để thúc đẩy nhanh quá trình điều trị và phục hồi. Tập luyện thường xuyên giúp ngăn ngừa và tránh tái phát bệnh về sau.

Dưới đây là một số bài tập hỗ trợ chữa suy giản tĩnh mạch, các bạn tham khảo nhé!

Các bài tập ở tư thế nằm

Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân

Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân

  • Người bệnh nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường, duỗi thẳng hai chân.
  • Nâng chân trái lên khỏi mặt sàn từ 30-50 độ, từ từ duỗi khớp cổ chân rồi gấp lại, thực hiện 10-15  lần.
  • Sau đó, cho chân về tư thế ban đầu.
  • Đổi bên, chuyển sang chân phải rồi thực hiện tương tự chân trái.
  • Thực hiện bài tập này từ 3-4 lần/ngày.

Bài tập Buerger Allen

Bài tập này hỗ trợ cải thiện lưu thông máu đến chân, từ đó hạn chế suy giản tĩnh mạch.

Bài tập Buerger Allen

  • Nằm ngửa trên bề mặt giường hay sàn đều được, sau đó giơ cao hai chân lên.
  • Giữ nguyên tư thế cho đến khi chân không chịu được nữa, bàn chân chuyển sang màu trắng.
  • Ngồi dậy, thả lỏng hai chân và buông xuống mép giường để bàn chân trở về trạng thái hồng hào.
  • Tiếp tục nằm xuống, chân duỗi thẳng.
  • Thực hiện liên tục từ 10-12 lần mỗi lượt tập.

Bài tập nâng cao chân ra phía sau

Bài tập nâng cao chân ra phía sau

Đối với bài tập này, phần cơ ở hông, mông, đùi và bắp chân sẽ được tăng cường sức mạnh, rất tốt cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân. Cách thực hiện rất đơn giản và bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào.

  • Nằm sấp xuống sàn.
  • Hai chân chụm lại, từ từ nâng hai chân lên cao, tạo thành một góc 30 độ. Bạn phải giữ hai chân duỗi thẳng, đầu gối không được gập cong.
  • Giữ nguyên tư thế trong 15 giây, rồi trở về tư thế ban đầu.

Với động tác này, bạn cần lưu ý khi thực hiện hết sức nhẹ nhàng và chậm rãi để tránh gây tổn hại đến cơ bắp. Mỗi ngày nên thực hiện bài tập trên từ 15-20 lần/ ngày. Cần lưu ý, phụ nữ đang mang thai không được thực hiện động tác này.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể

Bài tập nâng cao chân ngang hông

Những người đang có vấn đề về lưng nên cẩn thận khi thực hiện động tác này.

Bài tập nâng cao chân ngang hông

  • Nằm xuống sàn, sau đó nghiêng người qua bên phải, chống khuỷa tay trên mặt sàn, nâng đầu lên, tay trái duỗi thẳng xuôi theo thân người.
  • Nhẹ nhàng nâng cao chân trái lên tạo thành một góc 45 độ.
  • Sau đó giữ nguyên tư thế này trong 10 giây.
  • Chậm rãi hạ chân xuống trở về tư thế ban đầu.
  • Mỗi bên lặp lại động tác 10 lần rồi đổi bên.

Bài tập đạp xe trên không

Bài tập này không chỉ tác động tích cực đến việc lưu thông máu ở vùng chi dưới mà còn rất tốt cho tổng thể. Tuy nhiên, những người có vấn đề ở lưng không được khuyến khích thực hiện động tác này.

  • Nằm ngửa lên giường, nâng hai chân lên cao, gập đầu gối tạo thành góc 60 độ.
  • Đẩy một chân về phía trước rồi từ thu lại theo chuyển động tròn, như đang đạp xe.
  • Sau đó đổi chân thực hiện động tác tương tự.
  • Thực hiện động tác 3 lượt, mỗi lượt từ 20-25 lần, giữa mỗi lượt nên nghỉ 10 giây.

Các bài tập ở tư thế ngồi

Bài tập nâng cẳng chân

Bài tập nâng cẳng chân

  • Ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp sao cho hai bàn chân đặt trên sàn nhà. Phần khớp gối, khớp háng và cổ chân vuông góc, thẳng lưng, toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân.
  • Nâng bàn chân phải lên khỏi sàn, từ từ duỗi thẳng chân phải, sau đó đưa về vị trí ban đầu.
  • Đổi bên và thực hiện tương tự với chân kia.
  • Với mỗi chân, thực hiện động tác khoảng 15 lần/ ngày.

Bài tập nhón gót chân

  • Như bài tập ở trên, bạn ngồi trên ghế có chiều cao phù hợp.
  • Nâng chân trái lên cho đến khi khớp cổ chân duỗi thẳng, các ngón chân sát sàn rồi từ từ hạ chân xuống trở về tư thế ban đầu.
  • Đổi chân, cứ luân phiên thực hiện chân trái rồi chân phải, mỗi chân 10-15 lần. Sau đó, thực hiện cả hai chân cùng một lúc.

Xem thêm: 

Bí quyết giúp bạn luôn có một sức khỏe tốt

Việc tập luyện đóng vai trò quan trọng đến quá trình phục hồi và đề phòng tái phát đối với người bện suy giãn tĩnh mạch. Với những bài tập trên, hy vọng bạn đã có cho mình một giải pháp tập luyện phù hợp để nhanh chóng khỏi bệnh nhé!

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ciracle Việt Nam

Hotline: 0933 750 121 - 0898 147 526

Địa chỉ380/52/8 Phạm Văn Chiêu, Phường 9, Gò Vấp, Hồ Chí Minh

Email:Ciraclevietnam@gmail.com

FanpageCiracle Việt Nam Official @ Ciracle


(*) Xem thêm

Bình luận